Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Chính Sách Hội Nhập Đúng Đắn Của Ngân Hàng Habubank

Ngân Hàng Habubank


Hội nhập WTO- một trang mới cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn ở Việt Nam có dịp được bước chân vào thị trường thế giới, thị trường chỉ dành cho những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế muốn tồn tại, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần phải nỗ lực phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài những mục tiêu chung đó.
ngân hàng habubank

  Hội nhập trong những năm vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiều những phát triển vượt bậc, góp phần vào sự tăng trưởng chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã khuyến khích xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, các hoạt động này lại kéo theo sự phát triển của dịch vụ Thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể đứng vững và vượt qua các thử thách một cách dễ dàng, các ngân hàng thương mại cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các ngân hàng trên thế giới.
  Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

 Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...
ngân hàng habubank-4
 
Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
Bên cạnh nhiệm vụ thường trực là QTRR thị trường và rủi ro tín dụng, QTRR hoạt động của toàn hệ thống có vai trò như thế nào?
QTRR hoạt động là quản lý những rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp xuất phát từ việc không tuân thủ các quy trình nội bộ hoặc sai sót phát sinh từ con người, hệ thống hoặc từ các sự kiện bên ngoài.
Tại ngân hàng Habubank công tác QTRR hoạt động được đặc biệt quan tâm trong 3 năm gần đây. Trong khuôn khổ dự án chuyển giao kiến thức với đối tác chiến lược Deutsche Bank, Habubank đã cơ bản hoàn thiện công tác QTRR hoạt động của ngân hàng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của dự án là xây dựng bộ quy trình chuẩn cho từng nghiệp vụ, từng hoạt động của ngân hàng, từ đó xây dựng bộ chỉ số đánh giá kỹ hiệu quả công việc (KPIs) và chỉ số đo lường rủi ro (KRIs) cho từng mảng nghiệp vụ, từng đơn vị và từng cá nhân, làm cơ sở đánh giá hiệu quả và chất lượng công tác đến từng vị trí công tác. Các chốt kiểm soát trong từng quy trình có trách nhiệm  phát hiện, ngăn chặn các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình tác nghiệp.

Ngân hàng cũng đã triển khai thành công việc thu thập và thống kê, ghi nhận các sự kiện rủi ro hoạt động trên toàn hệ thống, làm cơ sở đánh giá và quyết định bổ sung, điều chỉnh các quy trình hiện tại cho phù hợp với thực tiễn hoạt động và nâng cao khả năng quản trị rủi ro cho ngân hàng. Bộ quy trình nghiệp vụ và các chỉ số đánh giá, cùng với phương án hoạt động dự phòng, đảm bảo hoạt động liên tục cho ngân hàng trong điều kiện thảm họa, sẽ giúp cho ngân hàng quy chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng hạn chế được các rủi ro, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét