Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

ABBANK triển khai dịch vụ Ngân hàng SME

Khi giao dịch với ABBANK, khách hàng SME sẽ được tư vấn và cung cấp gói sản phẩm gồm toàn bộ các sản phẩm dịch vụ từ Tiền vay, Bảo lãnh, Tiền gửi đến các dịch vụ thanh toán quốc tế, quản lý tiền tệ... 
 
Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                          <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
 
Ngày 15/6/2012, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) công bố triển khai Dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ SME - dịch vụ được phát triển với sự tư vấn của IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới tập trung phát triển khu vực tư nhân tại các thị trường mới nổi . Các nhu cầu tài chính của khách hàng SME sẽ được ABBANK đáp ứng tại Trung tâm dịch vụ khách hàng vừa và nhỏ (SME) tại TPHCM.
Trung tâm dịch vụ khách hàng SME của ABBANK được ra đời với chức năng phục vụ chuyên biệt nhóm khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo đó, khi giao dịch với ABBANK, khách hàng SME sẽ được tư vấn và cung cấp một gói sản phẩm bao gồm toàn bộ các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng từ Tiền vay, Bảo lãnh, Tiền gửi đến các dịch vụ thanh toán quốc tế, quản lý tiền tệ...
Các sản phẩm trong mỗi Gói Sản phẩm này sẽ được chọn lọc theo loại hình hoạt động của Doanh nghiệp (Kinh doanh trong nước hay Xuất Nhập khẩu; Doanh nghiệp sản xuất hay Thương mại, Dịch vụ; Nhà thầu điện lực…), sau đó sẽ được cấu trúc lại để phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi doanh nghiệp (tình hình tài chính, chu kỳ phát triển, phương thức kinh doanh,…)
ABBANK cũng đang dành gói 1000 tỷ đồng theo chương trình “Đối tác mới – Thành công mới” với lãi suất ưu đãi 12%/năm đối với khách hàng XNK và kinh doanh nội địa mới. Gói 2000 tỷ đồng cho các khách hàng XNK hiện hữu với LS ưu đãi thấp hơn 2%; Chương trình tài trợ VNĐ theo lãi suất USD…
Trong quá trình thành lập trung tâm, ABBANK đã nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm IFC. Phạm vi tư vấn mang tính toàn diện, từ chiến lược, phân khúc thị trường, thiết kế sản phẩm, xây dựng kênh phân phối, chính sách giá, đào tạo nhân sự…
Theo kế hoạch, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng SME trên cả nước, trong thời gian tới, ABBANK sẽ nhân rộng mô hình này.
Ngân hàng Habubank

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Ngân Hàng Habubank Đã Lớn Mạnh Sau Khi Sáp Nhập

Ngân Hàng Habubank


Cụ thể, việc sáp nhập với SHB sẽ giúp hai ngân hàng sáp nhập tiến tới trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu cũng mạnh hơn; Habubank sẽ không còn nợ xấu.  hai ngân hàng sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập; mở rộng khả năng phát triển dịch vụ, đặc biệt là hoạt động bán lẻ do mạng lưới phân phối dịch vụ, thị phần lớn hơn; bổ sung lợi thế về quy mô trong phát triển kinh doanh, trong quản lý chi phí; những điểm mạnh của ngân hàng nhận sáp nhập sẽ hỗ trợ cho Habubank và ngược lại ngân hàng Habubank có nhiều điểm mạnh để hỗ trợ ngân hàng nhận sát nhập.
ngân hàng habubank

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo ngân hàng Habubank kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân...

Thành lập năm 1989, Habubank là một trong những NHTMCP ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian cũng chưa hẳn đã nói lên được điều gì nếu như hình ảnh của một ngân hàng không được tạo dựng trên cơ sở những giá trị bền vững. Với phương châm hành động “Giá trị tích lũy niềm tin”, Habubank đã chọn một lối đi riêng: không ồn ào mà ấn tượng, không nôn nóng mà linh hoạt, không vội vàng mà hiệu quả.
ngân hàng habubank-5

Từ một ngân hàng có số vốn điều lệ ban đầu vẻn vẹn 5 tỷ đồng, 21 năm qua, con số này tăng gấp 600 lần. Đến tháng 12/2009 ngân hàng Habubank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng và tháng 8/2010 vừa qua, Habubank đã phát hành thành công 1.050 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để sang năm 2011, khi toàn bộ số lượng trái phiếu này chuyển thành cổ phiếu, vốn điều lệ của Habubank tăng tối thiểu lên 4.050 tỷ đồng. Như vậy, Habubank nằm trong số những NHTM đi đầu trong việc thực hiện Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu tăng vốn điều lệ lên tối thiểu là 3.000 tỷ đồng trong năm 2010.
Nền tảng tài chính vững vàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Habubank thực hiện chiến lược phát triển dựa trên quan điểm cân bằng giữa rủi ro với lợi nhuận nhằm đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao và phát triển bền vững. Nhờ vậy, Habubank luôn nằm trong Top 5 NHTMCP có tỷ suất lợi nhuận cao nhất và là một trong số các ngân hàng mang lại hiệu quả đầu tư thành công nhất cho các nhà đầu tư trong chu kỳ 5 năm, 2005-2009. Đây cũng là giai đoạn phát triển đầy bứt phá của Habubank với lợi nhuận sau thuế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 64%/năm. Theo bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc Habubank, đến hết tháng 10/2010, ngân hàng này đã đạt lợi nhuận trước thuế là 500 tỷ đồng trong khi kế hoạch lợi nhuận cả năm là 600 tỷ đồng. Có thể coi đây là một kết quả ấn tượng mà Habubank đạt được trong điều kiện thị trường tiền tệ Việt Nam trong năm nay diễn biến phức tạp và rủi ro hơn với chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra bị thu hẹp đáng kể. Bên cạnh con số lợi nhuận ấn tượng, Habubank cũng nằm trong số ít các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, năm 2009, tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của Habubank là 2,24%, tỷ lệ an toàn vốn đạt trên 11%. Và mục tiêu Habubank đặt ra cho năm 2011 là kiểm soát chặt tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%, duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên mức 9,5%.

Chính Sách Hội Nhập Đúng Đắn Của Ngân Hàng Habubank

Ngân Hàng Habubank


Hội nhập WTO- một trang mới cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn ở Việt Nam có dịp được bước chân vào thị trường thế giới, thị trường chỉ dành cho những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế muốn tồn tại, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần phải nỗ lực phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài những mục tiêu chung đó.
ngân hàng habubank

  Hội nhập trong những năm vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiều những phát triển vượt bậc, góp phần vào sự tăng trưởng chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã khuyến khích xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, các hoạt động này lại kéo theo sự phát triển của dịch vụ Thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể đứng vững và vượt qua các thử thách một cách dễ dàng, các ngân hàng thương mại cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các ngân hàng trên thế giới.
  Không nằm ngoài xu thế chung đó, ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

 Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...
ngân hàng habubank-4
 
Báo cáo kinh tế 2011 của Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) mới đây nhấn mạnh: "Tâm điểm của nguy cơ rủi ro vĩ mô Việt Nam hiện nay nằm trong khu vực ngân hàng thương mại". Vậy công tác quản trị rủi ro tại các ngân hàng như thế nào? ĐTCK đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị Mai, Tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank).
Bên cạnh nhiệm vụ thường trực là QTRR thị trường và rủi ro tín dụng, QTRR hoạt động của toàn hệ thống có vai trò như thế nào?
QTRR hoạt động là quản lý những rủi ro trực tiếp hoặc gián tiếp xuất phát từ việc không tuân thủ các quy trình nội bộ hoặc sai sót phát sinh từ con người, hệ thống hoặc từ các sự kiện bên ngoài.
Tại ngân hàng Habubank công tác QTRR hoạt động được đặc biệt quan tâm trong 3 năm gần đây. Trong khuôn khổ dự án chuyển giao kiến thức với đối tác chiến lược Deutsche Bank, Habubank đã cơ bản hoàn thiện công tác QTRR hoạt động của ngân hàng. Nhiệm vụ quan trọng nhất của dự án là xây dựng bộ quy trình chuẩn cho từng nghiệp vụ, từng hoạt động của ngân hàng, từ đó xây dựng bộ chỉ số đánh giá kỹ hiệu quả công việc (KPIs) và chỉ số đo lường rủi ro (KRIs) cho từng mảng nghiệp vụ, từng đơn vị và từng cá nhân, làm cơ sở đánh giá hiệu quả và chất lượng công tác đến từng vị trí công tác. Các chốt kiểm soát trong từng quy trình có trách nhiệm  phát hiện, ngăn chặn các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình tác nghiệp.

Ngân hàng cũng đã triển khai thành công việc thu thập và thống kê, ghi nhận các sự kiện rủi ro hoạt động trên toàn hệ thống, làm cơ sở đánh giá và quyết định bổ sung, điều chỉnh các quy trình hiện tại cho phù hợp với thực tiễn hoạt động và nâng cao khả năng quản trị rủi ro cho ngân hàng. Bộ quy trình nghiệp vụ và các chỉ số đánh giá, cùng với phương án hoạt động dự phòng, đảm bảo hoạt động liên tục cho ngân hàng trong điều kiện thảm họa, sẽ giúp cho ngân hàng quy chuẩn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp tới khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng hạn chế được các rủi ro, nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động.